4 nguyên nhân khiến vuốt nhẹ tóc cũng rụng cả nắm

  • Nhan sắc trước “dao kéo“ của hoa hậu Ý Nhi
  • Hoa hậu Ý Nhi thừa nhận nâng ngực, sửa mũi
  • Jisoo là sao nữ đẹp nhất thế giới năm 2024

  • 00:00 / 0:00

    Chuẩn

    Tốc độ đọc

    Nữ miền Bắc

    Giọng đọc

    Căng thẳng kéo dài hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tạo kiểu, uốn nhuộm có thể khiến tóc hư tổn, rụng nhiều.

    1. Nang tóc nghỉ ngơi

    Chu kỳ phát triển của nang tóc được chia thành ba giai đoạn: tăng trưởng, suy thoái và nghỉ ngơi. Thông thường mỗi người rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng nếu số lượng lớn hơn có thể vì nang tóc đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, các sợi tóc cũ rụng đi và được thay thế bởi những sợi tóc mới mọc ra từ cùng một nang tóc.

    Cách cải thiện: Bổ sung các dưỡng chất giúp giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc thông qua chế độ ăn uống. Protein giúp thúc đẩy mọc tóc hiệu quả. Vitamin C hỗ trợ hình thành collagen trong cơ thể và cải thiện tình trạng rụng tóc do căng thẳng. Vitamin B giúp chuyển hóa amino axit trong cơ thể đồng thời ngăn ngừa rụng tóc. Còn vitamin E thúc đẩy trao đổi chất và cải thiện lưu thông máu.

    Vào giai đoạn nghỉ ngơi của nang tóc, tóc cũng có xu hướng rụng nhiều hơn.

    Vào giai đoạn nghỉ ngơi của nang tóc, tóc cũng có xu hướng rụng nhiều hơn.

    2. Gen di truyền

    Tỷ lệ người mắc chứng hói đầu do di truyền khá cao, nhất là nam giới. Chứng hói đầu ở nam giới thường bắt đầu ở độ tuổi từ 25 đến 40, trong khi chứng hói đầu ở phụ nữ thường trong khoảng 30 – 50 tuổi. Lúc này, các nang tóc ở những vùng như chân tóc và đỉnh đầu sẽ dần co lại khiến tóc rụng.

    Cách cải thiện: Kiểm tra da đầu thường xuyên có thể phát hiện sớm tình trạng da đầu để điều trị hiệu quả. Bạn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe từ các khía cạnh: tình trạng tiết dầu, mật độc tóc…

    3. Yếu tố bên ngoài

    Sự thay đổi về thời tiết, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc ngày càng mỏng hơn, bao gồm việc gội đầu không đúng cách, sử dụng thường xuyên các sản phẩm tạo kiểu tóc, tiếp xúc nhiều với hóa chất, nhiệt độ cao…

    Cách cải thiện: Hạn chế buộc/búi tóc quá chặt, đội mũ quá chật, chọn sản phẩm làm sạch phù hợp với đặc tính mái tóc, gội đầu với tần suất phù hợp, hạn chế tạo kiểu bằng nhiệt độ cao…

    4. Căng thẳng

    Stress làm thay đổi nội tiết tố, có thể dẫn đến rụng tóc.

    Stress làm thay đổi nội tiết tố, có thể dẫn đến rụng tóc.

    Áp lực quá mức trong thời gian ngắn sẽ khiến các cơ gần thái dương và da đầu bị co rút. Da đầu ngày càng chặt hơn đồng nghĩa với việc các nang tóc thiếu không gian và chất dinh dưỡng. Khi tóc không có môi trường phát triển thoải mái, khó tránh khỏi rụng tóc.

    Cách cải thiện: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, thiết lập thói quen tập luyện góp phần giải tỏa căng thẳng, ổn định sức khỏe tinh thần.

    (Theo ETToday)

    Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

    Bà xã Văn Lâm đổi cách tập luyện khi mang thai

    Huấn luyện viên Yến Xuân – bà xã thủ môn Đặng Văn Lâm – ngưng tập nặng, không chạy nhảy thời gian đầu mang bầu, đến tuần thai thứ 12 mới tập luyện nhẹ…

    About hoccattoc

    Speak Your Mind

    *

    Day Noi Mi / Hoc Cat Toc / Ao Thun Tay Ngan