'Bộ quần áo mới của hoàng đế' – kịch châm biếm thói phù phiếm

  • Điểm danh những nàng hậu có hình thể đỉnh nhất Vbiz, có người còn sánh ngang với lực sĩ
  • 4 thức uống mùa đông giúp da sáng mịn
  • Dốc cạn túi “dao kéo“ trùng tu nhan sắc trước Tết

  • Hà NộiVở kịch kể về hoàng đế có sở thích diện y phục mới đến mù quáng, phỏng theo nguyên tác của Andersen.

    Phiên bản của Nhà hát Kịch Việt Nam do Minh Nguyệt chuyển thể, đạo diễn người Nhật Hiroyuki Muneshighe dàn dựng. Tác phẩm xoay quanh hoàng đế chỉ chú trọng chưng diện, không quan tâm tình hình các địa phương trên đất nước đang hạn hán, lũ lụt.

    Hai nhân vật dẫn truyện là Tròn – Dẹt hướng dẫn nhóm thợ may đến từ phương Đông tạo nên một bộ đồ vô hình để dâng vua. Họ lừa hoàng đế rằng chỉ người thông minh, quyền quý mới nhìn rõ trang phục. Thoạt đầu, vua không nhìn thấy bộ đồ, song muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp thượng lưu, ông ra sức khen ngợi y phục đẹp, đường may tinh xảo.

    Trong buổi diễu hành, hoàng đế thích thú mặc trang phục, bên tai là tiếng khen ngợi liên tục của đám nịnh thần. Chỉ khi có người dũng cảm chỉ ra sự thật, ông mới thức tỉnh, nhận ra bấy lâu nay mình sống phù phiếm, không quan tâm triều chính.

    Vị hoàng đế trong bộ đồ gây cười. Tác phẩm ra mắt hôm 2/5, công diễn từ ngày 20/5 đến hết ngày 1/6 tại số 87 Láng Hạ. Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

    Nhân vật hoàng đế (Kiều Minh Hiếu đóng) trong bộ đồ gây cười. Tác phẩm ra mắt hôm 2/5, công diễn từ ngày 20/5 đến hết ngày 1/6 tại số 87 Láng Hạ. Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

    Dài gần một tiếng rưỡi, kịch mang đến tiếng cười cho khán giả. Phần dẫn dắt của hai nhân vật Tròn – Dẹt khiến không khí buổi diễn luôn sôi nổi. Những màn tương tác của nghệ sĩ được khán giả nhí hưởng ứng. Các bé thi nhau trả lời khi quan cận thần đặt câu hỏi về chủ đề cho bộ sưu tập quần áo mới của hoàng đế, hay khi được hỏi có nhìn thấy trang phục vua mặc hay không.

    Các nhân vật trong vở biến hóa linh hoạt, vừa là lính gác, lúc sau trở thành thợ may, với phong cách dàn dựng khác kịch truyền thống. Theo Nghệ sĩ Ưu tú Kiều Minh Tuấn – Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đơn vị mong muốn mang đến vở diễn mới mẻ, sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể để lôi cuốn người xem.

    Tác phẩm có nhiều màn múa hát của các nghệ sĩ. Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

    Tác phẩm có nhiều màn múa hát của các nghệ sĩ. Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

    Kiều Minh Hiếu gây ấn tượng khi thể hiện vai hoàng đế. Anh dành gần một tháng tập luyện, nói không ngại khi diện bộ đồ ngắn cũn trên sân khấu. Nghệ sĩ cho biết vai diễn lấy của anh nhiều sức lực nhưng vui vì được thoải mái thể hiện bản thân.

    Theo Kiều Minh Hiếu, anh cũng như các nghệ sĩ gặp bất đồng ngôn ngữ với đạo diễn người Nhật, song nhờ điểm chung là tình yêu sân khấu, họ dần có kết nối. Diễn viên cho biết suốt hai tháng, trước khi tập vở, ông Hiroyuki Muneshighe luôn yêu cầu mọi người khởi động cơ thể khoảng nửa tiếng để giải phóng năng lượng.

    Tuy nhiên tác phẩm còn một số hạn chế, như đạo cụ, trang phục diễn viên đơn giản, âm nhạc, ánh sáng chưa ấn tượng. Hai màn múa về cảnh lũ lụt, hạn hán được đánh giá khá khó hiểu đối với người xem nhỏ tuổi. Xuân Bắc – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam – cho biết lắng nghe mọi ý kiến và bổ sung, chỉnh sửa vào ngày công diễn sắp tới.

    Trích 'Bộ quần áo mới của Hoàng đế'

    Trích đoạn vua diện trang phục mới. Video: Phương Linh

    Hans Christian Andersen (1805-1875) sinh ra ở Odense (Đan Mạch). Ông nổi tiếng toàn thế giới với những truyện dành cho thiếu nhi, như Vịt con xấu xí, Cô bé bán diêm, Chú lính chì dũng cảm, Công chúa và hạt đậu. Tác phẩm Bộ quần áo mới của hoàng đế xuất bản lần đầu vào ngày 7/4/1837, được dịch sang hơn 100 ngôn ngữ và đã chuyển thể sang nhiều thể loại khác nhau như phim, hoạt hình, kịch, nhạc kịch, ballet, bài hát.

    Phương Linh

    About hoccattoc

    Speak Your Mind

    *

    Day Noi Mi / Hoc Cat Toc / Ao Thun Tay Ngan