Bộ sách lịch sử kinh điển cho thiếu niên

  • Điểm danh những nàng hậu có hình thể đỉnh nhất Vbiz, có người còn sánh ngang với lực sĩ
  • 4 thức uống mùa đông giúp da sáng mịn
  • Dốc cạn túi “dao kéo“ trùng tu nhan sắc trước Tết

  • “Những con đường tơ lụa” và “Câu chuyện nhân loại” giúp độc giả trẻ thêm kiến thức về các nền văn minh, khám phá lịch sử.

    Hai tác phẩm phát hành trong tháng 5, là sách best-seller về lĩnh vực lịch sử. Đại diện công ty phát hành cho biết kỳ vọng bộ sách mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn trẻ, thúc đẩy tình yêu lịch sử.

    Sách Câu chuyện nhân loại và Những con đường tơ lụa. Ản: Omega+

    Sách “Câu chuyện nhân loại” và “Những con đường tơ lụa”. Ản: Omega+

    Những con đường tơ lụa được viết lại dựa trên cuốn sách cùng tên của giáo sư lịch sử Peter Frankopan. Sách gồm 16 chương tương ứng các con đường phát triển từ thời cổ đại tới ngày nay của nhân loại. Mỗi chương không chỉ giới thiệu các mạng lưới kết nối xuyên suốt lịch sử mà còn giải thích về mối liên hệ giữa những sự kiện trong quá khứ.

    Theo tác giả, những con đường tơ lụa không có điểm bắt đầu hoặc kết thúc vì chúng là mạng lưới vận chuyển hàng hóa, kèm theo bệnh tật và bạo lực từ Đông sang Tây, từ bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc và Nga đến bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và châu Phi, hoặc từ Scandinavia ở phía Bắc cho tới Ấn Độ Dương ở phía Nam.

    Bìa Những con đường tơ lụa, 128 trang. Ảnh: Omega+

    “Bìa “Những con đường tơ lụa”, 128 trang. Ảnh: Omega+

    Trong khi đó, Câu chuyện nhân loại là tác phẩm kinh điển về lịch sử dành cho trẻ em, do giáo sư và tác giả người Mỹ gốc Hà Lan Hendrik Willem van Loon viết và minh họa, xuất bản lần đầu năm 1921. Tác phẩm là cuốn sách đầu tiên được trao Huân chương Newbery – giải thưởng văn học do Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho Trẻ em ở Mỹ – vì đóng góp xuất sắc cho văn học thiếu nhi.

    Thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc con người, tác giả tóm tắt, cô đọng những ý chính và cắt bỏ các chi tiết không trực tiếp giúp truyền đạt ý tưởng mà ông hướng tới. Hendrik kết hợp yếu tố này với phong cách viết văn của mình, nhắc bạn đọc rằng mọi điều được nói đến trong sách là quan điểm của tác giả, từ đó mỗi người suy ngẫm, tìm kiếm câu trả lời cho bản thân.

    Ở lời giới thiệu sách, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đánh giá: “Việc đọc phong phú các sách lịch sử ngoài sách giáo khoa để mở rộng kiến thức, đào sâu tư duy, làm quen với các cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh cách kể chuyện thông minh, văn phong trong sáng, hấp dẫn, cuốn sách còn được minh họa bằng hệ thống tranh vẽ thú vị do chính tác giả thực hiện”.

    Bìa Câu chuyện nhân loại. Ảnh: Omega+

    Bìa “Câu chuyện nhân loại”, 484 trang. Ảnh: Omega+

    Peter Frankopan, 53 tuổi, là giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford (Anh), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine. Ông tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, từng là chuyên gia tại trường này. Ông là chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh, một trong 10 cố vấn của chính phủ Trung Quốc.

    Tác phẩm trước đó của Frankopan – Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới của thế giới (The silk roads: A new history of the world, 2015) và Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới (The New Silk Roads: The Present and Future of the World, 2018) – được nhiều độc giả đón nhận.

    Hendrik Willem van Loon (1882-1944) là nhà sử học, nhà báo và tác giả. Từ những năm 1910 cho đến khi qua đời, ông viết và vẽ tranh minh họa nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Trong đó, nổi bật nhất là Câu chuyện nhân loại, cuốn lịch sử thế giới dành cho trẻ em.

    Quế Chi

    About hoccattoc

    Speak Your Mind

    *

    Day Noi Mi / Hoc Cat Toc / Ao Thun Tay Ngan