Nghệ sĩ Tường Vi qua đời

  • Điểm danh những nàng hậu có hình thể đỉnh nhất Vbiz, có người còn sánh ngang với lực sĩ
  • 4 thức uống mùa đông giúp da sáng mịn
  • Dốc cạn túi “dao kéo“ trùng tu nhan sắc trước Tết

  • Đà NẵngNghệ sĩ Tường Vi – giọng ca cách mạng nổi tiếng với “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư” – qua đời ở tuổi 86.

    Ông Đức Trịnh – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam – cho biết được con trai nghệ sĩ báo tin bà qua đời hôm 11/5. Lễ viếng diễn ra vào 7h ngày 14/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 17, số 3 Nguyễn Phi Khanh, TP Đà Nẵng. Lễ truy điệu lúc 12h cùng ngày, linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Quân khu 5.

    Trên trang cá nhân, từ Mỹ, ca sĩ Ngọc Anh (Tam ca 3A) – con dâu cũ Tường Vi – đăng ảnh tưởng nhớ bà: “Con tạm biệt mẹ thân yêu. Cảm ơn mẹ đã luôn nhớ thương con và cháu nội. Chúng con không thể về kịp chia tay mẹ, nhưng chúng con sẽ về thăm viếng thường xuyên như con vẫn luôn thăm mẹ những tháng ngày qua. Thương mẹ vô cùng”.

    Nghệ sĩ Tường Vi (1986-2024) được biết đến với loạt ca khúc nổi tiếng trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam một thời. Ảnh: Fanpage nghệ sĩ Tường Vi

    Nghệ sĩ Tường Vi (1938-2024) được biết đến với loạt ca khúc nổi tiếng trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam một thời. Ảnh: Fanpage nghệ sĩ Tường Vi

    Nhạc sĩ Đức Trịnh cho biết từ lâu, ông đánh giá nghệ sĩ như một giọng ca kinh điển của dòng cách mạng, bậc thầy về thanh nhạc. Theo ông, những bài hát như Cô gái vót chông, Nổi lửa lên em, Tiếng đàn Ta Lư, khi bà đã thể hiện, nhiều ca sĩ sau này khó bì kịp. “Điều tôi ngưỡng mộ nhất ở nghệ sĩ là tấm lòng khi mở các lớp dạy nhạc dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cũng như nhiều tác phẩm giảng dạy để lại cho thế hệ mai sau”, ông nói.

    Suốt sự nghiệp, nghệ sĩ Tường Vi từng hỗ trợ nhiều em nhỏ, giọng ca khuyết tật, nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương là một trong số đó. Năm 1995, Hà Chương thi Tiếng hát Hoa phượng đỏ tại nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng. Nghệ sĩ theo dõi từ đầu đến cuối, ôm chúc mừng khi anh đoạt giải quán quân với tiết mục độc tấu đàn bầu Trống cơm.

    Sau cuộc thi, bà nhiều lần giúp anh vào nghề. Nghệ sĩ thường đến trường quan sát Hà Chương học, thỉnh thoảng dúi vào tay anh ít tiền. Sáng tác đầu tay của anh – Ánh sáng đời em, người đầu tiên anh hát tặng là bà. Sau này, anh bày tỏ ước mơ ra Hà Nội thi Nhạc viện, nghệ sĩ hết lòng ủng hộ. Bà trực tiếp lo hồ sơ thi, tìm chỗ ở cho bố con Hà Chương. Bà cũng mời nghệ sĩ khiếm thị Hoàng Mạnh Cường dạy cho anh kinh nghiệm thi cử, ký âm, xướng âm, toàn bộ chi phí đi lại do bà thanh toán.

    Nghệ sĩ Tường Vi hát "Tiếng đàn Ta Lư"

    Nghệ sĩ Tường Vi hát “Tiếng đàn Ta Lư” (Huy Thục sáng tác). Video: YouTube Nhạc Cách mạng

    “Bà dạy tôi kỹ thuật thanh nhạc, sửa từng nốt cũng như cách nhấn câu, nhả chữ, luôn dặn hát điêu luyện nhưng phải có cảm xúc. Bà đặt cho tôi nghệ danh Hà Chương. Tôi chính thức có người mẹ thứ hai trong đời – nghệ sĩ Tường Vi”, anh hồi tưởng.

    Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi sinh tại Tam Kỳ, Quảng Nam, từ nhỏ, bà đã bộc lộ năng khiếu và đam mê ca hát. Năm 16 tuổi, sau cú sốc bà ngoại mất vì bom đạn, bà xin nhập ngũ rồi trở thành y tá tại Viện quân y 108 để được chữa trị cho các chiến sĩ.

    Năm 1956, bà chuyển sang đoàn ca múa Tổng cục chính trị và bắt đầu học thanh nhạc. Tại đây, bà bộc lộ tố chất với giọng nữ cao vang sáng, âm sắc lanh lảnh như chim hót. Bà tốt nghiệp khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) năm 1967. Năm 1974, bà theo học tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Những năm chiến tranh, Tường Vi theo đoàn văn công đi biểu diễn nhiều nơi trên các chiến trường.

    Tường Vi hát "Cô gái vót chông"

    Tường Vi hát “Cô gái vót chông”. Video: YouTube Nhạc cách mạng trữ tình

    Bà thu âm nhiều ca khúc nổi tiếng như: Tiếng đàn Ta Lư, Cô gái vót chông, Em là hoa Pơ Lang, Người con gái sông La. Trong đó, ca khúc Cô gái vót chông (Hoàng Hiệp) ghi dấu tên tuổi bà, trở thành chuẩn mực cho nhiều thế hệ sau. Tường Vi từng cho biết khi đọc ca từ, bà mường tượng ra cảnh núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn muông thú, cỏ cây. Từ đó, bà sáng tạo bằng cách thêm một đoạn chạy nốt staccato với giọng head voice (giọng óc) giả tiếng chim hót vào bài hát.

    Bà sở hữu giọng nữ cao màu sắc trữ tình (lirico coloratura soprano) – một loại giọng xuất hiện không nhiều tại Việt Nam, khác với nhiều giọng nữ nhạc cách mạng là nữ cao trữ tình (lirico soprano). Với âm vực rộng, linh hoạt, bà có thể hát với tốc độ nhanh, lên những nốt cao vút ngoài quãng giọng nữ thông thường.

    Năm 1992, bà mở lớp dạy nhạc cho trẻ em mồ côi, sau đó lập nên Trung tâm Nghệ thuật tình thương, mục đích nuôi dưỡng và đào tạo nghệ thuật cho trẻ em bị khuyết tật, mồ côi. Trung tâm từng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghé thăm khi ông còn sống.

    Bà còn tham gia sáng tác các ca khúc: Phi đội ta xuất kích, Quê hương anh là biển cả, Em lắng nghe tiếng đời, Đời cho em những nốt nhạc vui, Trái tim ơi đừng buồn, Ước mơ của bé là hòa bình. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1984 và Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 1993. Bà cũng vinh dự là nghệ sĩ hiếm hoi được ghi tên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1996.

    Mai Nhật

    About hoccattoc

    Speak Your Mind

    *

    Day Noi Mi / Hoc Cat Toc / Ao Thun Tay Ngan