Nỗi đau, tiếng cười trên trang viết Nguyễn Quang Thân

  • Ba món tiêu thụ vào bữa sáng giúp da khỏe đẹp
  • 5 mẫu tóc xoăn giúp mặt tròn trông thon gọn hơn
  • 5 thực phẩm tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn

  • Tuyển tập truyện “Chân dung” của Nguyễn Quang Thân, in song ngữ Việt – Anh, tái hiện nỗi đau tình, tiếng cười về thói hư, tật xấu của con người.

    Tuyển tập gồm năm truyện ngắn, được nhà văn Nguyễn Quang Thân sáng tác từ giữa thập niên 1980 đến cuối những năm 1990 gồm: Chân dung (1985), Người đàn bà đợi ở bến xe, Thanh minh, Vũ điệu của cái bô (1991) và Gió heo may (1997). Qua năm lát cắt hiện thực cuộc sống, tác giả muốn truyền tải khía cạnh khác trong văn chương: Ẩn sâu dưới vẻ hài hước, ý nhị là con người có trách nhiệm với xã hội, quyết phơi bày, phê phán thói xấu xa, mục ruỗng.

    Mở đầu Chân dung, Phát – họa sĩ bậc thầy – có hẹn phác thảo cận mặt người bạn tên Huấn. Với ông, sự kiện này khá trọng đại bởi trước giờ, ông ít nhận lời. Lý do mỗi lần vẽ chân dung ai đó, Phát như lấy đời mình thổi vào màu và vải.

    Nhiều năm trước, Phát từng khổ sở vì bức vẽ cận mặt “cô bạn tâm tình” kém ông nhiều tuổi. Họa sĩ không nhớ biết bao lần im lặng ngắm khuôn mặt trẻ trung, thậm chí tưởng đã đếm hết những sợi tóc đen nhánh, ngắn cũn. Bức chân dung ấy khiến mọi người sửng sốt, nhanh chóng nổi tiếng, nhưng cô gái lặng người.

    “Cô bạn tâm tình” từng nói ngay khi thấy bức chân dung, cô muốn phó thác cuộc đời cho người họa sĩ mình luôn hâm mộ, nhưng sau đó buộc phải trấn tĩnh. Với cô, cách biệt tuổi tác không quan trọng, nhưng cô biết bản thân không thể yêu một người quá hiểu mình, hiểu đến mức có thể khắc họa sự run rẩy mong manh nhất trong tâm hồn cô lên tấm vải.

    “Cô đi lấy chồng đột ngột. Người họa sĩ biết trước điều bất hạnh của mình, bởi cô gái bằng xương, bằng thịt của ông đã chết, chỉ còn bức chân dung đang sống, bây giờ ông chỉ còn run rẩy trước bức vẽ ấy mà thôi: ‘Tôi vẽ chân dung lên miếng da lừa đời tôi”, sách có đoạn.

    Tuyển tập tuyện ngắn song ngữ Chân dung do Phương Nam Book và NXB Thế Giới liên kết xuất bản, gồm 221, khổ 14 x 20,5 cm, bìa mềm.

    Tuyển tập tuyện ngắn song ngữ “Chân dung” do Phương Nam Book và NXB Thế Giới liên kết xuất bản, gồm 221, khổ 14 x 20,5 cm, bìa mềm. Ảnh: Phương Nam Book

    Người đàn bà đợi ở bến xe được độc giả đánh giá thú vị mà sâu sắc. Không mào đầu vòng vo, tác giả chọn câu từ súc tích, như cú đấm trực diện vào “bức tường hiện thực” toàn đau buồn và tẻ nhạt của Toản – người đàn ông qua một lần đò.

    Anh cùng vợ cũ từng có cuộc sống vợ chồng son hạnh phúc, cơm ngon, canh ngọt, lao vào nhau như thiêu thân, nhưng chuỗi ngày ấy không kéo dài. Vì đồng lương còm cõi, Toản dần bị vợ lạnh nhạt, khinh miệt. Họ tan vỡ khi anh phát hiện vợ ngoại tình, sinh con cho người khác. Sau ly hôn, anh gom tiền mua một căn hộ trong chung cư xập xệ. Sắm sửa vài đồ đạc cần thiết, Toản trắng tay, dù vậy, anh thấy được an ủi, mừng khi nhà mới “không có đàn bà”.

    Vào ngày mưa nọ, Toản ngồi ở bến xe đợi chuyến cuối cùng. Nguyễn Quang Thân xây dựng tình huống oái oăm nhưng thú vị: Toản – vốn ghét cay ghét đắng phụ nữ, lại mắc kẹt cùng một người đàn bà tay ôm con nhỏ, co ro vì lạnh. Loạt tình huống bất ngờ diễn ra khiến Toản thay đổi quan điểm, có góc nhìn, cách nghĩ khác về hiện thực.

    Trong Vũ điệu của cái bô, Nguyễn Quang Thân tái hiện nỗi trăn trở, giằng co của người trí thức giữa biến động kinh tế thị trường, niềm tin và một số giá trị dần lung lay. Nhân vật chính của truyện là Hảo – phó tiến sĩ vừa thất nghiệp do nhà máy đóng giày phá sản, khó xin việc làm mới nghiệp trong vòng một năm.

    Điều đầu tiên Hảo nghĩ tới là ăn uống, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Anh lý giải bản thân vẫn phải ăn, gửi tiền cho con gái lên Hà Nội học thêm, rồi phải nuôi chiếc xe đạp cà tàng, “hễ mó đến là ăn vạ tiền nghìn”. Rồi ly cà phê đen buổi sáng, quên nó một bữa, Hảo cảm nhận mình như đang mọc đuôi ra.

    Cùng cảnh ngộ với Hảo, Tứ – họa sĩ sống ở tầng dưới – luôn bị cái đói vây khốn, thường không biết mai ăn gì, ăn ở đâu. Tứ thường nói: “Đói là con hổ, đừng nhìn nó, nhìn là nó về ngay”. Tuy nhiên, chính Tứ đã mở ra cho Hảo cơ hội công việc mới: chăm trẻ ba tuổi với mức lương khá cao, vừa chăm, vừa dạy tiếng Anh.

    Khi Hảo đến gặp chủ nhà, tác giả mô tả sống động vẻ ngoài lẫn đời sống tinh thần của chị: “Chị đẹp, sang trọng và thừa thãi áo quần, mỡ phần, không gian và thời gian”. Qua ngòi bút Nguyễn Quang Thân, Vũ điệu của cái bô thành khúc nhạc trào lộng, khiến người đọc cười giòn giã.

    Tương tự, tác phẩm Gió heo may khắc họa nỗi lòng những phụ nữ góa chồng, bị trói buộc bởi hủ tục và định kiến. Truyện ngắn Thanh minh là tiếng thở dài, chua xót về thế thái, nhân tình.

    Nhà văn Nguyễn Quang Thân (1936-2017) quê gốc Hà Tĩnh, từng bôn ba nhiều tỉnh thành, trước khi sống tại TP HCM những ngày cuối đời. Ông chuyên viết tiểu thuyết, truyện dài cho thiếu nhi và kịch bản phim. Các tác phẩm nổi bật khác của ông gồm: Nước về (1957), Cô gái Triều Dương (1967), Lựa chọn (1977), Chú bé có tài mở khóa (1983), Một thời hoa mẫu đơn (1988), Người không đi cùng chuyến tàu (1989), Ngoài khơi miền đất hứa (1990), Con ngựa Mãn Châu (1991), Hoa cho một đời, Giao thừa trắng (1996), Giữa những điều bình dị (2007), Hội thề (2009).

    Chuyện tình của Nguyễn Quang Thân và nhà văn Dạ Ngân từng gây chú ý một thời. Họ có khoảng 30 đầu sách viết chung. Dạ Ngân từng nói vợ chồng bà mãi mãi là “hai tín đồ dưới mái vòm văn chương”.

    Vỹ Cầm

    About hoccattoc

    Speak Your Mind

    *

    Day Noi Mi / Hoc Cat Toc / Ao Thun Tay Ngan