Dưới đây là 7 kiểu giao dịch bất động sản nhà đầu tư nên tránh xa nếu không muốn mất cả vốn lẫn lời: 1. GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KIỂU LÚA NON Mua bán bất động sản kiểu ” lúa non ” là một khái niệm dùng để chỉ sản phẩm bất động sản chưa có pháp lý hoàn chỉnh, nhưng được quảng cáo siêu hấp dẫn. Nếu mua phải các dự án này, nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro, bị đình trệ hoặc khả năng chủ đầu tư lừa đảo, ôm tiền bỏ trốn là hoàn toàn có thể xảy ra. 2. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT QUA VI BẰNG Nhiều ngôi nhà “chung sổ” được rao bán với hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng và có giá bán vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, mua bán nhà đất thông qua vi bằng, người mua có thể phải ra khỏi nhà bất cứ lúc nào bởi giá trị pháp lý của vi bằng trong giao dịch nhà đất là”con số 0″. 3. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT KHÔNG CHÍNH CHỦ Khi mua bán nhà đất không đúng người, không chính chủ, người mua có thể mua được với giá rẻ hơn giá thị trường nhưng rất dễ gặp phải rủi ro, tốn thêm nhiều thời gian, tiền bạc để kiện tụng vì tranh chấp. Đặc biệt, khi Nhà nước thu hồi đất; người mua đất không chính chủ sẽ không nhận bất cứ khoản bồi thường nào. 4. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT BẰNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN Thay vì làm hợp đồng mua bán, nhiều người hiện đang dùng “hợp đồng ủy quyền” trong giao dịch mua bán bất động sản để “né” thuế. Tuy nhiên, việc mua bán bằng hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: Hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu; tài sản thuộc diện tranh chấp, kê biên thi hành án… 5. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT BẰNG HỢP ĐỒNG CỌC Trường hợp này thường xảy ra ở những khu vực đang có “sốt đất”; phát sinh rất nhiều hợp đồng cọc sang tay từ người này sang người khác. Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra nên khá sơ sài; các cam kết nửa vời và ngắn hạn nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Người mua không biết thẩm định và thiếu kiến thức về pháp lý rất có thể rơi vào “bẫy” của những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 6. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT BẰNG HỢP ĐỒNG GÓP VỐN Bản chất hợp đồng góp vón không phải là hợp đồng mua bán; nên sản phẩm cuối cùng khách hàng nhận được thường không hoàn chỉnh. Trường hợp dự án gặp bất lợi; cam kết bồi thường trong hợp đồng góp vốn cũng không cao như hợp đồng mua bán; thậm chí là không có mức bồi thường. 7. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT ĐANG BỊ CHIẾM DỤNG HOẶC THẾ CHẤP Nếu giao dịch nhà, đất thuộc diện đang tranh chấp; bị ngăn chặn giao dịch hoặc dự án đang bị thế chấp ngân hàng; mà chưa tiến hành giải chấp tại thời điểm bán; người mua rất dễ đối mặt với những rủi ro pháp lý, thậm chí có thể mất trắng tài sản.